URL là gì? Một trong những nhân tố tăng thứ hạng cho SEO

URL là gì ?

Chắc hẳn các bạn đã nghe qua một lần về URL trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về thuật ngữ này. Nhận thấy vấn đề trên,Media Gyancy đã tìm hiểu và tổng hợp kiến thức về URL cũng như cách tối ưu URL chuẩn SEO dành cho bạn qua bài biết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

URL là gì? 

URL (viết tắt của cụm từ Uniform Resource Locator) là hệ thống định vị tài nguyên thống nhất, hiểu một cách đơn giản đây là địa chỉ website. 

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản thì cứ mỗi Website giống như một ngôi nhà có địa chỉ IP riêng. Những địa chỉ IP này thường chứa các dãy số dài, phức tạp và khó nhớ. Để thuận tiện cho người truy cập thì địa chỉ này chuyển sang định dạng chữ và đó chính là đường dẫn URL.

(Nguồn: Wiki)

URL xuất hiện ở đâu trên Google

Chúng ta thường có thể dễ dàng nhìn thấy trên thanh địa chỉ ở cửa sổ trình duyệt các website. Và trên các thiết bị như máy tính xách tay và máy tính để bàn thì URL cũng luôn hiển thị trên thanh địa chỉ khi người dùng cuộn qua trang web. 

Thành phần chính của URL

Thông thường một URL sẽ gồm những thành phần chính sau:

thành phần URL

Thành phần chính URL

Scheme (Giao thức kết nối) 

Đây là phần mở đầu của URL kết thúc trước dấu “ : “. Phần này của URL biểu thị giao thức mà trình duyệt web và máy chủ giao tiếp. Nhìn vào Scheme, bạn sẽ biết được cách thức truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt và server. Các loại cheme mà bạn sẽ thường gặp bao gồm: 

  • HTTP: Đây là giao thức cơ bản của website, giúp quyết định hành động của các máy chủ web, trình duyệt cần thực hiện để có thể đáp ứng những lệnh nhất định.
  • HTTPS: Đây là một dạng HTTP hoạt động trên một lớp bảo mật đặc biệt, nó có chứa chức năng mã hóa, truyền tải thông tin một cách an toàn hơn.
  • FTP: Thường được sử dụng để truyền tải file thông qua Internet.

Authority

Đây là phần bắt đầu sau dấu gạch chéo, được chia ra thành các phần nhỏ. Những thành phần này bao gồm:

  • Top-level Domain (Tên miền cấp cao nhất)
  • Subdomain (Tên miền phụ)

Đây là hai thành phần cơ bản nhất trong một URL, những URL khác có thể còn phức tạp hơn nữa, trong đó có thể kể đến là: 

  • Thông tin người dùng: Chứa tên người dùng và mật khẩu trang web bạn đang truy cập
  • Số cổng: Thường xuất hiện ở sau tên máy chủ và trước dấu hai chấm. Số cổng để thông báo cho máy tính biết sử dụng mà lưu lượng truy cập đến đang nhắm tới.

Tại sao URL lại quan trọng trong SEO?

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Một URL được xây dựng tốt cung cấp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm thông tin dễ hiểu về nội dung của trang đích. Ví dụ: URL một bài viết của Media Gyancy dưới đây:

 

Bạn cần lưu ý hiện nay Google ngày càng có xu hướng thay thế URL trong kết quả tìm kiếm bằng tên website và đường dẫn breadcrumb. Điều này thường xuất hiện trên các thiết bị di động.

Thứ hạng website

URL là một trong các yếu tố để giúp bạn tăng thứ hạng trên top tìm kiếm, nó dùng để xác định mức độ liên quan của một trang cụ thể với truy vấn tìm kiếm.

Mặc dù URL có sức mạnh yếu hơn tên miền tổng thể, nhưng việc sử dụng từ khóa trong URL có thể đóng vai trò như một yếu tố xếp hạng quan trọng trong SEO.

 

Cách tối ưu URL trong SEO 

URL cần chứa từ khóa chính

Một trang web cần tập trung cho một từ khóa chính, có thể kèm theo vài từ khóa phụ nếu cần thiết. Từ khóa đó có thể là tên sản phẩm, dịch vụ hay từ khóa truy vấn của người dùng… những gì liên quan đến nội dung của bạn cung cấp mà người dùng tìm kiếm nhiều.

đặt từ khóa chính trong URL

Đặt từ khóa chính trong URL

Bạn có thể dùng tiếng Việt có dấu hoặc không có dấu, nhưng thông thường người ta hay chọn phương án tiếng Việt không dấu để đồng bộ với các thành phần khác trong URL.

Tạo URL đơn giản và dễ hiểu

Cần đảm bảo người dùng hiểu được URL, tốt nhất là 100% nội dung.Nếu nhìn URL mà có thể hiểu được nội dung trang web đang viết về chủ đề gì thì điều này là dấu hiệu tốt trong quá trình thân thiện hóa với người dùng và có lợi cho SEO.

Ngược lại nếu người dung URL mà không hiểu được hoặc chỉ hiểu một cách mơ hồ về nội dung của trang thì có nghĩa là URL đó kém thân thiện, đây cũng là lý do khiến trải nghiệm người dùng bị sụt giảm.

Cấu trúc URL hợp lý

Việc đưa cấu trúc hợp lý để đảm bảo toàn bộ URL tối ưu cũng có lợi cho SEO. điều này đặc biệt hữu ích với những website lớn, có nhiều sản phẩm hoặc bài viết, cần được sắp xếp vào các cấp độ chuyên mục và chuyên mục con.

Giới hạn các ký tự có trong URL

Tùy mỗi một trình duyệt khác nhau mà sẽ có một yêu cầu nhất định về độ dài cho phép trong URL. Trong SEO ký tự trung bình để hiện thị trên Google là 512 pixel với độ dài URL trên trang kết quả tìm kiếm. Nhưng thực chất thì bạn không cần phải để URL quá dài vì nó sẽ bị cắt bớt và thay bởi dấu 3 chấm ở cuối, vậy nên bạn chỉ cần đặt tiêu đề với độ dài 75 ký tự và nội dung tóm lược đủ để người dùng đọc và hiểu. 

Giới hạn các ký tự có trong URL

Ký tự có trong URL cần được tối ưu

Một số tiêu chuẩn đặt độ dài trong URL khác bạn có thể tham khảo

  • Độ dài trung bình của URL cho Gmail: 59 ký tự.
  • Độ dài trung bình của URL cho Webmaster Tools: 90 ký tự.
  • Độ dài trung bình của URL cho blog Google: 76 ký tự.
  • Độ dài tối đa của URL để được hiển thị trên trình duyệt Chrome, Cốc Cốc, Firefox,..: 2048 ký tự.

Không sử dụng chữ cái viết HOA

Chữ viết hoa gây khó nhớ, khó nhìn và có thể gây bối rối cho người dùng và công cụ tìm kiếm. Vì vậy, trong URL bạn nên dùng toàn bộ là chữ thường để gia tăng trải nghiệm người dùng.

Sử dụng dấu gạch ngang phân cách các từ

Để người và máy có thể dễ hiểu, thì cần phân cách các từ cạnh nhau. Khi đó bạn nên dùng dấu gạch ngang giữa dòng “-”, không dùng dấu gạch ngang dưới chân “_” hay ký tự đặc biệt nào khác.

Đơn giản là vì các con bot của Google được thiết lập để đọc hiểu dấu gạch giữa dòng là để phân cách từ. Và nếu các ký tự quá đặc biệt thì khiến cho công cụ tìm kiếm của Google trở nên khó nhận dạng và đánh giá chất lượng URL thấp. 

Đừng để trùng lặp URL

Trong một website, bạn không nên dùng các URL trùng lặp hay quá giống nhau đặt gần nhau. Việc này sẽ làm có công cụ tìm kiếm tính lỗi Duplicate cho website của bạn.

Không chỉnh sửa URL nhiều lần

Sau khi trang của bạn đã được Index lên công cụ tìm kiếm, đừng cố gắng thay đổi URL nhiều lần. Tuy việc này không gây hại nhưng nó khiến công cụ tìm kiếm mất nhiều thời gian để Index lại và ảnh hưởng tới thứ hạng của website của bạn.

Qua bài viết trên Media Gyancy đã giải đáp mọi thắc mắc về URL cũng như cách tối ưu URL  sao cho hiệu quả. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ đem lại những điều hữu ích cho quá trình tối ưu SEO của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!

Bài viết bạn có thể quan tâm:

UX là gì? Tổng hợp các bước thiết kế UX hiệu quả

Backlink là gì? Nhân tố quan trọng không thể thiếu của SEO

Hướng dẫn tạo FAQ để tối ưu SEO chi tiết từ A đến Z

Chia sẻ
Tuan Tran
Kết bạn

Công ty TNHH Media Gyancy

MST:  031 602 9728

238/2 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM

info@mediagyancy.com

0922 339 900

Media Gyancy