9 lỗi sai cần tránh khi sử dụng Internal Link (liên kết nội bộ)

9 lỗi sai cần tránh khi sử dụng Internal Link (liên kết nội bộ)

Trong thế giới SEO, ai cũng nhắc đến backlink như “chìa khóa vàng” để leo hạng. Nhưng ít ai biết rằng, liên kết nội bộ  mới chính là yếu tố tạo nên bước đột phá ngoạn mục cho website, nếu được khai thác một cách chiến lược. Hãy cùng Media Gyancy tìm hiểu 9 lỗi sai cần tránh khi chèn liên kết nội bộ (internal links) để bài viết của bạn đạt được thứ hạng cao trên SERP (Trang kết quả tìm kiếm) 

Sức mạnh của liên kết nội bộ

Hãy tưởng tượng, liên kết nội bộ như “sợi chỉ đỏ” kết nối các trang trên website của bạn, tạo nên một bức tranh toàn cảnh rõ ràng và logic cho cả người dùng lẫn Googlebot vì: 

  • Nâng cao trải nghiệm người dùng (UX): Giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin liên quan, điều hướng mượt mà và gia tăng thời gian ở lại website.
  • Tăng cường khả năng tiếp cận: Hỗ trợ người dùng sử dụng trình đọc màn hình, tạo trải nghiệm web thân thiện và dễ tiếp cận hơn cho mọi đối tượng.
  • Phân bổ “lực đẩy” từ backlink: Truyền “uy tín” từ các trang mạnh đến các trang cần SEO trên website, giúp cải thiện thứ hạng tổng thể.
  • Gửi tín hiệu chủ đề rõ ràng: Giúp Google hiểu rõ cấu trúc website, xác định nội dung trọng tâm của từng trang và đánh giá cao mức độ chuyên sâu của website.

John Mueller – chuyên gia phân tích xu hướng tìm kiếm của Google – từng khẳng định: “Liên kết nội bộ là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của SEO”.

Những sai lầm “chết người” khi sử dụng liên kết nội bộ

Lỗi 1: Sử dụng anchor text chung chung, thiếu hấp dẫn

Nguyên nhân: Nhiều website sử dụng anchor text (từ khoá có chứa liên kết) chung chung như “xem thêm”, “tìm hiểu thêm”, “tại đây”… Điều này khiến Google không xác định được nội dung bạn muốn SEO là gì. Hơn nữa, anchor text chung chung còn gây khó khăn cho người dùng, đặc biệt là những người sử dụng trình đọc màn hình.

Giải pháp: Sử dụng anchor text mô tả rõ ràng, chứa từ khóa muốn SEO. Ví dụ, bạn muốn SEO từ khóa “bánh chuối nướng”, hãy sử dụng chính xác từ khóa này hoặc các biến thể liên quan như: “Công thức bánh chuối nướng”, “Cách làm bánh chuối nướng đơn giản”, “Bánh chuối nướng bằng bột bánh pudding”…

Anchor text là những từ khoá chứa liên kết

Lỗi 2: Loại bỏ từ khóa với anchor text giống hệt nhau

Nguyên nhân: Sử dụng anchor text rõ ràng là tốt, nhưng nếu lạm dụng anchor text giống hệt nhau cho nhiều trang/bài viết, bạn đang vô tình tự làm giảm hiệu quả SEO của chính mình. Nguyên nhân là do Google giới hạn số lượng kết quả hiển thị từ một website cho một truy vấn nhất định. Việc sử dụng anchor text trùng lặp khiến Google “lúng túng” không biết nên ưu tiên bài viết nào.

Giải pháp:

    • Đa dạng hóa anchor text, sử dụng các biến thể liên quan đến từ khóa chính.
    • Phân biệt rõ ràng nội dung giữa các trang/bài viết thông qua anchor text. Ví dụ: Thay vì dùng “bánh quy socola chip” cho cả 4 bài, bạn có thể sử dụng: “Bánh quy yến mạch socola chip”, “Bánh quy socola chip kép”, “Bánh quy socola chip đường nâu”…

Lỗi 3: “Spam” liên kết ở chân trang

Nguyên nhân: Trong SEO, không phải liên kết nào cũng có giá trị như nhau. Liên kết trong nội dung, thanh sidebar, chân trang,… đều được tính, nhưng mức độ quan trọng khác nhau. Nhiều website lại nhồi nhét vô tội vạ liên kết vào chân trang với mong muốn tăng lực đẩy cho toàn website. Tuy vậy, hành động này không những không hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng xấu đến SEO, khiến website bị Google đánh giá thấp.

Giải pháp:

    • Chỉ đặt những liên kết thực sự cần thiết và hữu ích cho người dùng ở chân trang. Ví dụ: Trang Giới thiệu, Liên hệ, Danh mục chính, Chính sách bảo mật, bản quyền, Mạng xã hội, thông tin liên lạc…
    • Tránh “nhồi nhét” quá nhiều liên kết, đặc biệt là liên kết chứa từ khóa.
  • Tránh chèn quá nhiều link khiến footer trở nên quá dày đặc

    Tránh chèn quá nhiều link khiến footer trở nên quá dày đặc

Lỗi 4: Liên kết đến nội dung bị chặn Index (“Noindex”)

Nguyên nhân: Ngày trước, người ta áp dụng kỹ thuật PageRank sculpting – kiểm soát dòng chảy PageRank bằng cách chọn lọc liên kết “nofollow” trên trang. Tuy nhiên, cách này đã lỗi thời cả thập kỷ nay và hiện nay, Google xem các liên kết “nofollow” như “hố đen” hút cạn PageRank, lãng phí giá trị liên kết.

Giải pháp: Đảm bảo mọi liên kết nội bộ đều trỏ đến nội dung được index, cho phép Googlebot thu thập dữ liệu và người dùng truy cập dễ dàng.

Lỗi 5: Không xử lý lỗi 404 & 503

Nguyên nhân: Lỗi 404 (trang không tồn tại)503 (lỗi máy chủ) là trải nghiệm tồi tệ với người dùng. Gặp quá nhiều lỗi này, họ sẽ không quay lại trang web của bạn nữa.

Giải pháp:

    • Thường xuyên kiểm tra website để phát hiện và sửa lỗi 404, 503.
    • Sử dụng plugin Broken Link Checker (cho website WordPress).
    • Phân tích dữ liệu từ các công cụ SEO như Google Search Console, Ahrefs, Semrush để xác định lỗi.
Lỗi 404 not found là gì?

Lỗi 404 not found gây nhiều phiền toái cho người dùng

Lỗi 6: Lạm dụng tự động hóa liên kết nội bộ

Nguyên nhân: Nhiều người lầm tưởng chỉ cần cài plugin hay dùng công cụ AI là có thể tự động hóa việc liên kết nội bộ. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là lợi ích:

    • Spam anchor text: Lặp lại từ khóa quá nhiều trong anchor text sẽ phản tác dụng.
    • Bỏ qua trải nghiệm người dùng: Công cụ không thể hiểu rõ ngữ cảnh và mục đích của người dùng như con người.
    • Chiến lược liên kết kém hiệu quả: Bạn là người hiểu nội dung của mình nhất, hãy tự lựa chọn liên kết phù hợp thay vì phó mặc cho công cụ.

Giải pháp: Hãy kết hợp sử dụng công cụ với quy trình kiểm duyệt thủ công để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của liên kết nội bộ.

Lỗi 7: Chuyển hướng liên kết nội bộ khi thay đổi đường dẫn (Permalink)

Nguyên nhân: Việc thay đổi cấu trúc URL, dù là nhỏ nhất, cũng có thể tạo ra hàng loạt chuyển hướng liên kết nội bộ, ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và làm giảm dòng chảy PageRank..

Giải pháp:

    • Hạn chế tối đa: Tránh thay đổi URL trừ khi thực sự cần thiết, đặc biệt là việc chỉ thêm/bớt từ khóa.
    • Chuyển hướng 301: Nếu bắt buộc phải thay đổi, hãy đảm bảo thực hiện chuyển hướng 301 chính xác từ URL cũ sang URL mới.
    • Cập nhật liên kết: Quan trọng nhất, bạn cần cập nhật lại toàn bộ liên kết nội bộ trỏ đến URL mới. Bạn có thể sử dụng công cụ “Find and Replace” hoặc plugin như “Search and Replace” để thay thế hàng loạt.

Lỗi 8: Vị trí đặt internal link không tối ưu

Nguyên nhân: Không phải vị trí đặt liên kết nào cũng mang lại hiệu quả như nhau. Google ưu tiên các liên kết tự nhiênliên quan đến nội dung, đặc biệt là ở phần đầu trang, nơi Googlebot ưu tiên thu thập thông tin.

Giải pháp:

    • Ưu tiên nội dung chính: Đặt liên kết nội bộ trong nội dung chính của trang, trỏ đến những nội dung liên quan và cung cấp giá trị cho người đọc.
    • Hạn chế vị trí kém hiệu quả: Tránh đặt quá nhiều liên kết ở phần chân trang, sidebar, hoặc sử dụng liên kết ẩn, điều này có thể bị Google đánh giá là spam.

Lỗi 9: Nội dung thiếu liên kết (Orphaned Content)

Nguyên nhân: Đây là những trang không có bất kỳ liên kết nội bộ nào trỏ đến, khiến Google gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu và đánh giá mức độ quan trọng của chúng.

Giải pháp:

    • Xác định trang “mồ côi”: Sử dụng công cụ SEO như Semrush, Ahrefs, Sitebulb, Moz để xác định các trang “mồ côi” trên website.
    • Tạo liên kết nội bộ: Tạo liên kết nội bộ tự nhiên và liên quan từ các trang liên quan đến nội dung “mồ côi”.
    • Sử dụng plugin hỗ trợ: Cân nhắc sử dụng plugin như Link Whisper, Yoast SEO, Rank Math để quản lý và tối ưu hóa liên kết nội bộ.

Việc tối ưu hóa liên kết nội bộ đòi hỏi sự tập trung, kiên nhẫn và am hiểu về SEO. Bằng cách tránh những lỗi thường gặp và áp dụng giải pháp phù hợp như bài viết trên, Media Gyancy hy vọng bạn có thể cải thiện đáng kể hiệu suất website, thu hút traffic và nâng cao thứ hạng tìm kiếm.

Chia sẻ
Tuan Tran
Kết bạn

Công ty TNHH Media Gyancy

MST:  031 602 9728

238/2 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM

info@mediagyancy.com

0922 339 900

Media Gyancy