Metrics là gì? Định nghĩa đơn giản dễ hiểu nhất

metrics là gì? metrics trong quảng cáo

Metrics là gì? Chỉ số đo lường trong tất cả bảng biểu dữ liệu

Metrics, tiếng Việt gọi là chỉ số đo lường chỉ về số lượng. Metrics thường bao gồm 2 yếu tố: đơn vị đo lường (unit type) và số lượng (quantity). Metric trong bảng biểu thường thể hiện ở dạng số lượng theo cột (columns).

Ví dụ: Dân số Việt Nam năm 2021 là 97,47 triệu dân (https://danso.org). Vậy DÂN SỐ là metric, đơn vị đo là dân và số lượng là 97,47 triệu.

ảnh minh họa metrics và vị trí của metrics trong bảng biểu

Minh họa về vị trí thường thấy của metrics trong bảng biểu

 

Metrics trong truyền thông quảng cáo

Metrics trong truyền thông quảng cáo là những chỉ số đo lường nhận được khi mua bán quảng cáo. Đồng thời, các metrics còn thể hiện hiệu năng cụ thể của từng chiến dịch quảng cáo. Các metrics trong truyền thông quảng cáo thường bắt đầu bằng Impression vì đa phần các nền tảng quảng cáo đều mua bán bằng CPM (ngoại trừ Google Ads – Search Campaign – CPC).

Một số metrics trên các nền tảng mua bán quảng cáo phổ biến:

  • Impression (Lượt hiển thị)
  • CPM (cost per 1,000 impression – giá mua trên 1000 lượt hiển thị)
  • CPD (cost per day – giá mua theo ngày)
  • CPY (cost per year – mua nguyên năm)
  • CPC (cost per click – tính tiền theo mỗi lượt click)

Một số metrics trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến

  • Reach (Số người tiếp cận)
  • Engagement (Lượt tương tác)
  • Reactions (Số lượt phản ứng cảm xúc)
  • New Started Conversation (Lượt hội thoại mới – Facebook)

Một số metrics đo lường website phổ biến (công cụ Google Analytics)

  • Sessions (Phiên truy cập)
  • Bounce-rate (Tỉ lệ thoát khi truy cập 1 trang duy nhất)
  • Average session duration (Thời gian truy cập trung bình của 1 phiên)

Một sốmetrics đo lường ecommerce phổ biến (công cụ Google Analytics)

  • Transactions (Số đơn hàng được ghi nhận)
  • Conversion rate (Tỉ lệ chuyển đổi trên tổng phiên truy cập)
  • Revenue (Doanh thu)

Và còn nhiều metrics chuyên sâu khác…

Phân biệt metric và KPI

Trong khi metric chỉ những đại lượng về số lượng, thì KPI chỉ những đại lường đo lường quan trọng nhất (Key Performance Indicator) trong một ngữ cảnh cụ thể. Cả hai giống nhau về thang đo, đều đo số lượng, nhưng khác nhau về độ ưu tiên, tính quan trọng.

Ví dụ: Có rất nhiều metric đo lường mức độ chăm sóc cây cảnh: lượng nước, lượng phân, lượng sáng, số ngày chăm sóc, lượng thuốc trừ sâu. Nhưng KPI đạt được để chăm sóc một cây A chỉ cần lượng phân X và lượng sáng Y.

Ví dụ trong quảng cáo: Có rất nhiều metric đo lường trên mạng xã hội: Impression, Reach, Engagement, Comment, Share, Like Page. Nhưng KPI trong chiến dịch với nhãn hàng Z thì chỉ cần phải tập trung đạt được Comment và Inbox (vì mỗi nhãn hàng ở mỗi chiến dịch và thời điểm có một loại KPI khác nhau để tập trung).

phân biệt metrics và kpi

Phân biệt metric (chỉ số đo lường) và dimension (trường dữ liệu)

Khác với metric, dimension (trường dữ liệu) chỉ những tính chất của dữ liệu, thường ở dạng chữ (text). Trường dữ liệu trong bảng biểu thường thể hiện ở dạng hàng (rows). Ví dụ dimension là City, tính chất dữ liệu là thành phố, thì các trường dữ liệu biểu hiện tính chất city có thể là : Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng,….

Metric và Dimension là hai đại diện cho tính chất và đo lường thường không tách rời nhau để trở thành 1 biểu dữ liệu đầy đủ ý nghĩa. Lưu ý duy nhất khi kết hợp dimensions với metrics là tính chất và đơn vị đo lường phải hợp lệ.

minh họa về dimension

Minh họa về dimension, dimension thường thể hiện theo dạng text và vị trí theo hàng trong bảng biểu

Xem thêm về Dimensions tại đây

 


Media Gyancy – A media Unit Serves Giant Dreams

Hy vọng mang đến cho các bạn kiến thức hệ thống chính quy và chuyên sâu nhất!

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ
Tuan Tran
Kết bạn

Công ty TNHH Media Gyancy

MST:  031 602 9728

238/2 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM

info@mediagyancy.com

0922 339 900

Media Gyancy