CPM là gì? Cách tính giá quảng cáo CPM dành cho bạn

Trong những hình thức quảng cáo trên nền tảng Google Adwords thì CPM là một trong các dạng quảng cáo được ưa chuộng nhất, tuy nhiên một số người mới vẫn chưa nắm vững kiến thức về CPM và còn nhiều thắc mắc về hình thức quảng cáo này. Hôm nay Media Gyancy hân hạnh đồng hành cùng bạn để giải đáp toàn bộ khúc mắc về CPM nhé!

CPM là gì?

CPM là gì H1

CPM là gì?

CPM là chữ viết tắt của “cost per 1000 impressions” có nghĩa là chi phí thanh toán cho mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên Google. Nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lượt hiển thị. Sau đó chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện. 

(Nguồn: Trích dẫn trực tiếp từ Google)

Cách tính giá quảng cáo CPM

Để tính giá mỗi 1000 lượt hiển thị, bạn cần thông tin sau:

  • Chi phí quảng cáo.
  • Số lần hiển thị.

Chi phí mỗi lần hiển thị = Chi phí quảng cáo / 1000 lần hiển thị

Ví dụ: Tổng số tiền cho toàn bộ chiến dịch là 1 triệu đồng, quảng cáo của bạn nhận được 20.000 lượt xem. Vậy chi phí quảng cáo CPM là 1 triệu/(20.000/1000) = 50.000

Khi nào thì nên dùng CPM?

Khi mục tiêu của bạn là muốn quảng bá nhanh chóng về độ phủ rộng thương hiệu của doanh nghiệp tới lượng lớn khách hàng thì CPM là một lựa chọn đúng đắn. Khi bạn chọn CPM, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị thường xuyên kéo theo là mọi người sẽ click và tương tác trên fanpage của bạn. 

Ví dụ dễ thấy là các hãng lớn như Coca-cola hay Pepsi thường sử dụng CPM cho các chiến dịch Marketing của mình. Bởi họ không cần khách hàng click vào và hành động như mua hàng, đặt hàng hay đăng ký thành viên,… Mục tiêu của họ làm làm nổi bật tên tuổi doanh nghiệp, log, hình ảnh được xuất hiện nhiều lần giúp khách hàng ghi nhớ.

Ưu và nhược điểm của CPM 

Ưu nhược điểm của CPM

Ưu và nhược điểm của CPM

Ưu điểm 

Dễ sử dụng, mang lại hiệu quả nhanh chóng: Với lợi thế là dễ cài đặt và mang lại hiệu quả ngay tức thì, các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình xây dựng thương hiệu rất nên sử dụng hình thức CPM.

Tiết kiệm chi phí: So với CPC (chi phí quảng cáo được tính trên mỗi lần click chuột), CPM có chi phí phải trả rẻ hơn nhiều nên nếu công ty của bạn đã tạo được độ phủ thương hiệu và được nhiều lượt truy cập vào website thì nên sử dụng hình thức này để tiết kiệm chi phí.

CPM tạo ra lợi ích chung cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí quảng cáo (chủ sở hữu website, blog). Bạn càng xây dựng cho Website/Blog của mình được nhiều người biết đến, càng có nhiều nhà quảng cáo muốn được đặt banner trên trang web của bạn và hàng tháng nhận doanh thu thụ động từ đó.

Nhược điểm

Nếu website của bạn có lượng truy cập thấp, việc thực hiện hình thức quảng cáo CPM sẽ khiến bạn tốn nhiều tiền mà hiệu quả đem lại không cao. Chưa kể nếu bạn cài quảng cáo CPM không đúng đối tượng mục tiêu thì sẽ là một sự lãng phí lớn.

Phân biệt quảng cáo CPC và CPM 

phân biệt CPM và CPC

Phân biệt CPM và CPC

CPC (Cost per click) là giá cho mỗi lần người xem click vào quảng cáo. Dạng quảng cáo này có thể trả phí ít hơn mức mà họ đã đặt giá thầu. CPC mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn vì khách hàng khi thực sự có quan tâm hoặc có nhu cầu thì mới click vào quảng cáo của bạn. 

Nếu bạn thực hiện hình thức quảng cáo CPC, số tiền mà bạn phải trả cho 1 click sẽ không vượt quá giá thầu ban đầu. Có thể hiểu một cách đơn giản, giá thầu của bạn chính là CPC tối đa. Số tiền mà bạn phải trả sẽ tỷ lệ thuận với số lượt nhấp vào mẫu quảng cáo hay liên kết.

CPM được tính giá trên 1000 lượt hiển thị quảng cáo, nghĩa là khi bạn chi trả cho 1000 lượt hiển thị, những kết quả đạt được có thể chỉ đạt 100 đến 200 lượt click.

Nếu mục tiêu chiến dịch Marketing của bạn là gia tăng nhận biết thương hiệu và tiếp cận với số lượng lớn khách hàng, CPM sẽ là phương án tối ưu. Nếu doanh nghiệp của bạn cần tập trung vào mục tiêu chuyển đổi để mang về doanh số thì bạn nên sử dụng đồng thời cả CPM và CPC.

Cách sử dụng quảng cáo CPM hiệu quả

CPM là gì h2

Sử dụng CPM một cách hiệu quả

Xác định mục tiêu chính xác của chiến dịch

Các chỉ số CPM không phải lúc nào cũng có liên quan đến các chiến dịch tiếp thị. Do đó, bạn nên xác định mục tiêu chiến dịch của mình để xem có nên tính đến CPM hay không. Ví dụ: đối với các chiến dịch liên quan đến việc tăng nhận thức về thương hiệu, CPM sẽ là một số liệu quan trọng.

Tối ưu hóa các yếu tố liên quan đến CPM

Để chỉ số CPM được tối ưu hóa với chi phí thấp nhất, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó. Các yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến là:

Nhắm mục tiêu trong quảng cáo: Nếu bạn đang nhắm mục tiêu sai đối tượng, chi phí CPM của bạn sẽ tăng đáng kể. Vì các công cụ sẽ đánh giá quảng cáo của bạn là không tương thích và không liên quan với người dùng, từ đó sẽ hạn chế quảng cáo của bạn.

Nội dung quảng cáo: Khi bạn có nội dung phù hợp với kahchs hàng, họ sẽ ở lại và xem nội dung của bạn. Từ đó, các công cụ quảng cáo sẽ giúp nội dung của bạn được hiển thị cho nhiều người dùng hơn.

Qua bài viết trên, Media Gyancy hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về CPM cũng như cách để sử dụng hình thức quảng cáo này một cách hiệu quả trong các chiến dịch sắp tới của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.

Chia sẻ
Tuan Tran
Kết bạn

Công ty TNHH Media Gyancy

MST:  031 602 9728

238/2 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM

info@mediagyancy.com

0922 339 900

Media Gyancy