UX được xem là một yếu tố then chốt đối với lĩnh vực SEO, việc trải nghiệm người dùng tốt thì tỷ lệ tìm kiếm mới đạt hiệu suất cao. Vậy hãy cùng Media Gyancy tìm hiểu sâu hơn về UX cũng như cách tối ưu UX trên website một cách hiệu quả.
Table of Contents
UX là gì?
UX (viết tắt của User Experience) là trải nghiệm tổng thể của người dùng với một sản phẩm, trang web, ứng dụng trên thiết bị di động hoặc dịch vụ cụ thể. Đây là quá trình mà khách hàng cảm nhận, phản hồi khi sử dụng hoặc tương tác với sản phẩm hay một hệ thống bất kỳ nào đó.
Trải nghiệm người dùng UX ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của sản phẩm nên doanh nghiệp cần lưu tâm đến mọi khía cạnh của về yếu tố UX trong công cuộc thiết kết website của mình.
(Nguồn: Trích dẫn trực tiếp từ Wiki)
Tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng (UX) trong Marketing
Việc trải nghiệm của người dùng được xem là yếu đó mang lại giá trị lâu dài của một doanh nghiệp. Nếu khách hàng có trải nghiệm tốt trên trang web, sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ giới thiệu lại cho bạn bè, người thân hay đối tác của họ. Điều này sẽ đem lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, với sự phát triển của mạng lưới thông tin toàn cầu, trải nghiệm của khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ có nhiều lựa chọn (Đăng ký, dùng thử hoặc mua hàng) và có sự tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp thông qua Social Media.
Phân biệt UX và UI
UX là việc bạn hướng thiết kế của mình đến cảm giác trải nghiệm tổng thể của người dùng. Còn UI ( thiết kế giao diện người dùng) là tất cả các giao diện của sản phẩm trông như thế nào và cách chúng hoạt động, kết nối với nhau ra sao.
Bạn có thể phân biệt qua 4 đặc điểm sau:
- UX làm cho giao diện trở nên hữu ích, UI giúp tạo nét đẹp riêng cho giao diện.
- UX giúp người dùng luôn đạt được mục tiêu, UI tạo kết nối cảm xúc với người dùng. Bởi UX cung cấp nội dung đúng với ý định tìm kiếm của người dùng, còn UI thiên về kết nối người dùng đem họ ở lại với trang web để tìm hiểu nội dung lâu hơn.
- UX được sử dụng trên các sản phẩm và dịch vụ còn UI gắn với giao diện và người dùng.
Tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng chúng luôn tồn tại song song trong quá trình thiết kế trang web của bạn, vậy nên hãy tìm hiểu kỹ cả hai yếu tố trên để giúp website càng ngày được củng cố mạnh mẽ.
Các bước thiết kế trải nghiệm người dùng (UX)
Bước 1: Nghiên cứu người dùng
Để xác định được giá trị sản phẩm có khả năng đáp ứng được đúng với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, bạn cần thực hiện hành động nghiên cứu đối tượng khách hàng cũng như sở thích và những giá trị mà có thể giúp ích được cho họ.
Bước 2: Thiết kế tương tác
Nghiên cứu cách mà người dùng tương tác và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn để có thể xác định và phát triển doanh nghiệp theo đúng chiều hướng.
Bước 3: Thiết kế thị giác
Trong quá trình này bao gồm những hiển thị được xuất hiện ngay trước mắt người dùng và đảm bảo mang lại tính đồng nhất và tính thẩm mỹ phù hợp.
Bước 4: Cấu trúc thông tin
Cấu trúc thông tin cần phải được thiết kế và sắp xếp một cách khoa học, hợp lý phù hợp để người dùng tiện theo dõi.
Bước 5: Xây dựng nội dung
Đây chính là trái tim của UX trong công việc thu hút người dùng và trở thành lý do để khách hàng luôn tìm kiếm và trung thành với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Vì thế, để doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và có vị thế nhất định trên thị trường thì nội dung cần mang lại những giá trị cho người dùng.
Bước 6: Thử nghiệm
Chỉ khi bạn thử nghiệm chạy để cho ra những con số thực tế thì mới có thể chứng minh được hiệu quả cũng như đánh giá khách quan về phát triển UX. Vì vậy, việc thử nghiệm là yếu tố quan trọng và bắt buộc bạn phải thực hiện để tìm ra mẫu sản phẩm phù hợp với khách hàng.
Các tối ưu trải nghiệm người dùng khi thiết kế Website
Đặt bản thân vào vị trí người dùng
Thật vậy, khi bạn đặt bản thân mình là khách hàng đến trải nghiệm trang web của ai đó, bạn chắc chắn sẽ đặt ra câu hỏi là “Tôi cần tìm kiếm điều gì?” Đây là ý định tìm kiếm của người dùng và khi bạn biết khách hàng của mình cần gì thì bạn sẽ có cái nhìn bao quát để tối ưu hóa thiết kế web trở nên ứng dụng hơn.
Tối ưu tốc độ tải trang
Khi bạn truy cập vào một website có tốc độ tải trang chậm, load mất 5s thì liệu bạn có tiếp tục ở lại trang web đó không? Câu trả lời chắc chắn là không rồi, và khách hàng cũng vậy, nếu tốc độ tải trang chậm có nghĩa là bạn đang loại đi rất nhiều khách hàng tiềm năng của mình.
Triển khai hiệu quả chiến lược kinh doanh
Bạn không nên chỉ đầu tư vào web, phần mềm, ứng dụng. Phải có những chiến lược kinh doanh, tạo dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm của mình. Khách hàng tiếp cận được với sản phẩm của bạn thì mới có những trải nghiệm người dùng được.
Kiểm tra hết mọi khía cạnh của UX
Test thử Web, ứng dụng, phần mềm của bạn nên được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kiểm soát mọi lỗi trước khi ra mắt khách hàng.
Có mục tiêu tương tác với người dùng
Mỗi sản phẩm muốn có trải nghiệm người dùng phải có đối tượng rõ ràng. Khi họ cần và muốn trải nghiệm, tìm hiểu thì mới có thể tối ưu hóa trải nghiệm của họ. Bởi không phải website nào cũng phù hợp với đại đa số đối tượng.
Thực hiện CTA
Người dùng cần được thôi thúc hành động thông qua CTA (Call to Action). Bạn đặt CTA ở nhiều vị trí khác nhau với những hình thức khác nhau. Chỉ đặt ở đầu trang hoặc cuối trang sẽ làm giảm đi nhiều cơ hội chuyển đổi hành động của khách hàng.
Thiết kế web đáp ứng
Muốn tối ưu trải nghiệm người dùng hiệu quả bạn nên thiết kế Responsive, bởi đây là xu hướng thiết kế web mới giúp đáp ứng các khâu hiển thị trên mọi thiết bị.
Cập nhật nội dung của Website
Theo dõi nội dung của website và làm mới thường xuyên. Cung cấp các nội dung hướng đến lợi ích của khách hàng, tìm ra những nội dung nào ít lưu lượng truy cập đề tối ưu hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về UX, hy vọng với bài viết này bạn sẽ biết được khái niệm cũng như những bước để chuẩn bị cho công cuộc thiết kế Web hiệu quả. Media Gyancy cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!