Trong ngành Digital Marketing có rất nhiều thuật ngữ về các chỉ số để hiển thị số liệu cho các Marketer biết về hiệu quả chiến dịch. Một trong số đó không thể không kể đến chỉ số CPE, vậy CPE là gì? CPE có tầm quan trọng như thế nào trong chiến lược Marketing. Hãy cùng Media Gyancy tìm hiểu sâu hơn về chỉ số này nhé!
Table of Contents
CPE là gì?
CPE (viết tắt của Cost Per Engagement) là chi phí cho mỗi lượt tương tác với nội dung quảng cáo. Tương tác này bạn có thể hiểu là mọi hành vi tác động lên quảng cáo khi đang chạy. Một số hành vi tương tác có thể kể đến như: bày tỏ cảm xúc, nhấn vào ảnh, bình luận, chia sẻ …
(Nguồn: Wiki)
Tầm quan trọng của CPE trong chiến lược Marketing
Khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo, chúng ta luôn muốn biết liệu rằng đã có bao nhiêu người tương tác với quảng cáo, từ đó xem hiệu suất của quảng cáo đang ở mức độ nào thì CPE đã làm được điều này.
Tương tự CPC (Cost Per Click), dạng quảng cáo này chỉ tính phí khi người xem click chuột vào hoặc có bất kỳ tương tác nào với nội dung. Nó cho thấy quảng cáo của bạn đã tiếp cận bao nhiêu khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn. CPE giúp doanh nghiệp xác định và nhắm mục tiêu vào nhóm đối tượng khách hàng của mình được chính xác hơn.
Điểm khác biệt của CPE đối với CPC có lẽ là ở mức độ quan tâm của khách hàng dành cho sản phẩm trong chiến dịch. Bởi vì đây không chỉ là click vào sản phẩm mà đó còn là sự tương tác của khách hàng, điều này cho thấy quảng cáo của bạn đang có hiệu quả, nội dung thu hút được người dùng, từ đó giúp bạn đề ra chiến lược phù hợp để nhắm vào các khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất.
CPE hoạt động như thế nào?
Như đã nêu ở trên, CPE là một hình thức quảng cáo trả phí được thực hiện chủ yếu trên các kênh Rich – Media. Các kênh này là nơi quảng cáo kết hợp nhiều loại yếu tố như hình ảnh, âm thanh và các công cụ truyền thông khác nhằm tăng tương tác đối với người xem. Hiện nay 2 nền tảng đi đầu trong việc ứng dụng CPE hiệu quả có thể kể đến là Facebook Ads và Google Ads.
Cách tính CPE
CPE = Tổng chi phí quảng cáo / Tổng lượng tương tác đo được
Cách đo lường hiệu quả của chỉ số CPE
Để đo lường hiệu quả của CPE của bài post có cao hay không bạn cần thêm một số thông số có ảnh hưởng đó là Reach (Số lượng người tiếp cận). Công thức tính chỉ số Reach là:
Reach= Organic search + Paid Reach + Viral reach
Trong đó:
Organic reach là tổng số người xem bài đăng của bạn trên Newfeed không trả phí. Số lượng người tiếp cận ở đây có thể là người like, người nhìn thấy bài post và người theo dõi bạn.
Paid reach là tổng số người nhìn thấy bài post của bạn thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí.
Viral reach là tổng số người nhìn thấy post của bạn thông qua hành động tương tác của những người trong danh sách bạn bè của họ.
Cải thiện chỉ số CPE
Để cải thiện chỉ số này, nhà quảng cáo cần đi theo 2 hướng
Một là tăng tương tác để quảng cáo có tương tác cao cần:
- Đánh trúng insight người đọc
- Nội dụng thu hút, thú vị, bắt trend
- Khuyến khích tương tác (thích, bình luận, chia sẻ,…)
- CTA hiệu quả
Hai là giảm chi phí. Để giảm chi phí mà vẫn có được tương tác cần thì:
- A/B testing để target đối tượng mục tiêu phù hợp nhất.
Các chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo trong Digital Marketing
Bên cạnh CPE thì vẫn còn nhiều chỉ số khác mà một Marketer cần quan tâm để đo lường hiệu quả của các chiến dịch như:
- CPC (Cost-per-click-CPC): Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột
- Cost-per-Result: Chi phí trên mỗi kết quả quảng cáo
- Reach: Số lượng người đã tiếp cận được
- CPM (Cost per Miles): Chi phí cho 1000 lần hiển thị
- CPV (Cost per View): Chi phí cho một lượt xem
- CPD (Cost per Duration): Chi phí theo thời gian
- CPI (Cost per Install): Chi phí cho một cài đặt
- CPA (Cost per Acquisition/Action): Chi phí cho một kết quả được xác định từ trước
- CPS (Cost per Sales): Chi phí cho một kết quả bán hàng
- CPO (Cost per Order): Chi phí cho một đơn đặt hàng
- CR (Conversion Rate): Tỷ lệ chuyển đổi
- ROAS (Return on Ad Spend): Lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo
Trên đây là toàn bộ kiến thức về CPE mà bạn cần, thông qua bài viết trên Media Gyancy hy vọng bạn sẽ có được cái nhìn tổng thể về CPE cũng như cách đo lường CPE hiệu quả trong các chiến dịch của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm.