CPAS là gì? Cách đo lường mô hình quảng cáo Facebook dành cho bạn

CPAS là gì?

CPAS là gì mà khiến cho các doanh nghiệp phải nhanh chóng bắt tay vào hành động để không bỏ lỡ bất kì cơ hội nào. Liệu đây có phải là lời giải cho bài toán tăng doanh thu hay không, hãy cùng Media Gyancy tìm hiểu về hoạt động quảng cáo này nhé!

CPAS là gì?

Facebook CPAS là chiến dịch quảng cáo chuyển traffic từ Facebook sang các trang E-commerce nhằm mục đích bán hàng trên sàn CPAS là từ viết tắt của Collaborative Performance Advertising Solution. Ở Việt Nam, chiến dịch CPAS Facebook được kết nối với các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada.

Bạn có thể dễ dàng hình dung bằng việc khi mình đang lướt xem bảng tin của Facebook hay Instagram, sẽ bắt gặp các quảng cáo có logo của các sàn.Định nghĩa CPAS

Mục đích và lợi ích của Facebook CPAS đem lại

  • Theo Facebook thì đây là giải pháp cực kì hiệu năng để giúp cho các nhà bán lẻ hỗ trợ thương hiệu chạy các chiến dịch CPAS theo hiệu quả sản phẩm của họ, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng trên mạng xã hội Facebook, Instagram.
  • Việc áp dụng hình thức CPAS để tiếp cận người dùng trong khi họ đang sử dụng Facebook hay Instagram là cực kì hiệu quả. Một khi họ có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử những vẫn còn phân vân, thì những sản phẩm đó sẽ được hiển thị lại trong quá trình người dùng sử dụng các nền tảng của Facebook. Điều này nhằm giúp người dùng tiếp nhận nhiều thông tin về sản phẩm nhất có thể, từ đó có cơ hội tạo tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Vậy Facebook CPAS hoạt động như thế nào?

Trước đây, các thương hiệu hoàn toàn không có nền tảng thương mại điện tử và không thể theo dõi quá trình thực hiện các chiến dịch quảng cáo của họ. Nhưng đối với quảng cáo cộng tác CPAS, nó giúp các thương hiệu cảm thấy tự tin khi chạy quảng cáo hướng từ khách hàng đến các nhà bán lẻ trên sàn thương mại điện tử.

Ví dụ: Một cửa hàng kinh doanh quần áo, muốn bán sản phẩm mới trên gian hàng trực tuyến của mình. Họ sẽ phải tạo quảng cáo hoạt động trên Facebook bằng cách sử dụng danh mục sản phẩm của một số nhà bán lẻ trực tuyến như Shopee.

Và khi người dùng nhìn thấy quảng cáo cho áo thun của bạn trên Facebook, người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo Facebook để mua hàng, lúc này Facebook sẽ chuyển họ đến gian hàng của bạn trên ứng dụng shopee để hoàn tất việc mua hàng.

Vai trò của CPAS là gì?

Đối với thương hiệu, doanh nghiệp bán hàng: 

  • Tận dụng tệp khách hàng tiềm năng ở Facebook 

Như đã nói ở trên, CPAS tận dụng được tài nguyên quảng cảo dày dặn từ Facebook để kéo những lượt truy cập chất lượng về sàn chuyên bán hàng. Facebook là mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam và cũng là nơi khai thác traffic tuyệt vời cho các sàn thương mại điện tử.

  • Đo lường ROI, tỷ lệ chuyển đổi, ROAS để tối ưu ngân sách Marketing

Việc mà CPAS đo lường chỉ số ROI, Conversion Rate đã tính toán ngân sách một cách chi tiết, rõ ràng và chính xác nhất. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch và dự đoán ngân sách dài hạn, tối ưu kinh phí với hiệu suất tốt hơn và CPAS giúp bạn luôn chủ động trong mọi tình huống.

  • Dễ dàng kết hợp với các công cụ khác

Khi kết hợp các loại công cụ của sàn thương mại điện tử, SEO,… chắc chắn giúp tối đa hóa hiệu suất chuyển đổi cũng như doanh số bán hàng. Tuy nghiên, điều này cũng đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng nhất định ở người triển khai.

Đối với sàn thương mại điện tử:

Facebook CPAS sẽ làm cánh tay phải đắc lực cho các sàn thương mại điện tử trong việc tạo ra lưu lượng người truy cập rất lớn, khai thác các dữ liệu liên quan đến các tệp dữ liệu người dùng từ Facebook. Từ những lợi ích trên mà các doanh nghiệp sẵn sàng đồng ý để hợp tác với sàn thương mại điện tử để đôi bên cùng có lợi. 

Cách sử dụng quảng cáo Facebook CPAS 

Bước 1: Truy cập vào “Trình quản lý quảng cáo” và chọn tài khoản quảng cáo cộng tác của bạn. 

Bước 2: Chọn “Tạo quảng cáo” và mục tiêu quảng cáo (Marketing Objective) là “Bán hàng theo danh mục” (Catalog Sale). Sau đó, chọn phân đoạn danh mục được chia sẻ bởi nhà bán lẻ. 

Bước 3: chọn Danh mục sản phẩm (Catalog), danh mục này sẽ chứa tất cả những thông tin của sản phẩm, bao gồm dữ liệu khách hàng đã tương tác với sản phẩm.

Bước 4: Khi hoàn thiện những bước trên, nhãn hàng có thể sử dụng danh mục sản phẩm với những dữ liệu trong đó để chạy chiến dịch quảng cáo động (Dynamics Ads) hướng đến đối tượng mục tiêu tiềm năng nhất và tiến hành chạy quảng cáo CPAS.

Cách đo lường số liệu quảng cáo cộng tác

Bạn có thể theo dõi hiệu quả của chiến dịch này thông qua các đo lường các số liệu quảng cáo tiêu chuẩn như Số người tiếp cận, Lượt hiển thị, Lượt click, Lượt chuyển đổi và Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo. Bạn có thể theo dõi những số liệu này thông qua tài khoản Trình quản lý quảng cáo.

  1. Truy cập Trình quản lý quảng cáo
  2. Chọn tab Tổng quan về tài khoản
  3. Nhấp vào mục Báo cáo nội dung trong menu
  4. Chọn Cột: Hiệu quả trong menu thả xuống và chọn số liệu bạn muốn theo dõi

(Nguồn: Trích dẫn trực tiếp từ Facebook )

Nhân tố tạo nên một chiến dịch quảng cáo CPAS hiệu quả

  • Sử dụng CPAS để xây dựng cấu trúc Phễu khách hàng (Audience Funnel) 

Phễu khách hàng là mô hình được xây dựng bằng cách sử dụng một chuỗi chiến dịch quảng cáo khác nhau nhằm tiếp cận khách hàng thông qua hành trình mua hàng của họ. Dưới đây là mô hình phễu khách hàng đã góp phần thành công trong các chiến dịch CPAS.

Phễu khách hàngKết nạp (Acquire): Đối tượng đầu tiên mà phễu nhắm tới là thu nạp thêm khách hàng mới cho doanh nghiệp hay sản phẩm. Để làm được điều này, các nhà quảng cáo cần nghiên cứu hành vi, sở thích của người tiêu dùng trên Facebook, tiếp đến chạy quảng cáo thử nghiệm và lọc ra tệp khách hàng tiềm năng mà mình mong muốn. 

Bán gia tăng (Upsell): Tại đây, phễu khách hàng sẽ hướng đến nhóm người đã biết hoặc đã từng tương tác với sản phẩm tại gian hàng. CPAS giúp nhãn hàng xác định được tệp khách hàng đó trong thời gian từ 1-180 ngày. Đây cũng là điều quan trọng trong việc hỗ trợ nhãn hàng tiếp cận đúng với tệp khách hàng mình mong muốn, từ đó gia tăng tỷ lệ mua hàng.

Chuyển đổi (Convert): Yếu tố này sẽ tập trung vào những người gần trở thành khách hàng nhất, bởi nó sẽ tập trung tạo ra quảng cáo với nội dung riêng biệt, gợi nhắc mua hàng đối với những khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa mua.

Bán chéo (Cross-sell): Chiến dịch này giúp bạn giới thiệu thêm về sản phẩm/dịch vụ có liên quan đến sản phẩm chính,bạn có thể kích thích nhu cầu của khách hàng để họ chi thêm tiền cho sản phẩm phụ liên quan để tăng doanh thu cho nhãn hàng. Việc này sẽ khó hơn Upsell do phải nắm bắt đúng tâm lý khách hàng, nhưng CPAS có thể chọn được thời điểm muốn tái tiếp cận khách hàng để xác định thời điểm bán hợp lý là yếu tố quyết định cho chiến dịch Cross-sell này.

  • Ấn phẩm sáng tạo (Creative) trong CPAS

Đối với quảng cáo cộng tác, có 3 loại định dạng chính gồm:

Ảnh đơn/Video (Single Image or Video): Dùng 1 hình ảnh/video tải lên để chạy quảng cáo. Tuy nhiên, với quảng cáo cộng tác, Facebook khuyến khích sử dụng định dạng này.

Quảng cáo băng chuyền (Carousel): Đây là dạng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó cho phép bạn giới thiệu tối đa 10 hình ảnh hoặc video tới người dùng. Dễ thấy người dùng có thể lướt các thẻ này trong khi sử dụng điện thoại di động, hay nhấn vào mũi tên trái hoặc phải khi sử dụng máy tính để bàn.quảng cáo băng chuyền.

Bộ sưu tập (Collection): Facebook Collection là định dạng mới nhất từ Facebook dành riêng cho nền tảng di động. Tại định dạng này, bạn sẽ thấy một hình ảnh hoặc video nằm trên kèm theo 4 hình ảnh nhỏ hơn ở phí dưới trong bố cục dạng lưới. Khi người dùng click vào hiện ra albm và nếu click vào sản phẩm sẽ chuyển tới website cửa hàng bán sản phẩm đó.Facebook Collection

Mẹo để bạn chạy quảng cáo cộng tác hiệu quả

Mẹo hay giúp bạn chạy CPAS hiệu quả

  • Nên ưu tiên mở rộng mục tiêu đối tượng để có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn đối với dòng sản phẩm trên web hoặc ứng dụng của bạn.
  • Khai thác triệt để tính năng Retarget (nhắm mục tiêu lại) của CPAS. Theo đó, ta sẽ liên tục tiếp cận được những người dùng có sự quan tâm hay tương tác sản phẩm.
  • Mặc dù bạn không thể đảm bảo rằng người khi truy cập sẽ luôn luôn hoàn thành giao dịch mua hàng, nhưng các bạn cũng có thể tạo chiến dịch tiếp thị lại để có cơ hội cao hơn chuyển đổi họ thành khách hàng ở ngày sau đó.
  • Khi tạo quảng cáo, hãy nhớ xây dựng một sản phẩm có phân khúc đối tượng như thế nào, sản phẩm gồm những thành phần gì mà bạn muốn nó nổi bật để quảng cáo chất lượng và ấn tượng hơn với người dùng.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ về khái niệm và cách tối ưu CPAS, hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ có thật nhiều thông tin bổ ích để ứng dụng trực tiếp vào chiến dịch quảng cáo của mình. Media Gyancy cảm ơn bạn đã theo dõi!

 

Mời bạn tham khảo thêm:

Tín dụng quảng cáo Facebook là gì? Những điều bạn cần biết về tín dụng quảng cáo Facebook

4 cách Nhắm chọn mục tiêu Targeting quảng cáo Facebook hiệu quả nhất

Hướng dẫn cài đặt thời gian chạy quảng cáo Facebook mới nhất 2022

Chia sẻ
Tuan Tran
Kết bạn

Công ty TNHH Media Gyancy

MST:  031 602 9728

238/2 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM

info@mediagyancy.com

0922 339 900

Media Gyancy