Content Marketing được đánh giá là một trong những công cụ marketing cực kỳ hiệu quả giúp thu hút, giữ chân người dùng để từ đó thúc đẩy hành vi và chuyển đổi họ thành khách hàng. Bên cạnh đó có nhiều ý kiến cho rằng Content Marketing sẽ thay thế hoàn toàn vai trò của SEO.
Table of Contents
Phân biệt Content marketing và SEO
Thực chất, Content Marketing và SEO là hai lĩnh vực độc lập nhưng có quan hệ tương hỗ với nhau để cùng đạt được mục tiêu mkt một cách tốt nhất.
Content Marketing là phương pháp tiếp thị tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung phù hợp, có giá trị và phù hợp để thu hút và duy trì đối tượng được xác định rõ ràng, thúc đẩy hành động của khách hàng có lợi nhuận. Nó bao gồm cách tiếp cận tạo nội dung tốt nhất phù hợp với đối tượng của bạn, điều này sau đó thúc đẩy ROI (return on investment) và mang lại khách hàng từ khán giả của bạn.
Trong khi đó SEO có phạm vi hẹp và mang tính kỹ thuật nhiều hơn, đóng vai trò giúp website và bài viết có thể lên top kết quả tìm kiếm. SEO là viết tắt của Search Engine Marketing – “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”. Đó là quá trình nhận lưu lượng truy cập từ các kết quả tìm kiếm miễn phí, organic hoặc tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm.
Vậy Content Marketing và SEO có quan hệ gì? Đó chính là “SEO always need Content”. Nói theo một cách khác, SEO sẽ đưa ra các yêu cầu nội dung để Content Marketing hoàn thành. Content Marketing chính là cách để “hợp thức hóa” keyword trong SEO. Nếu SEO và Content Marketing không được kết hợp hài hòa, bạn sẽ bị mắc lỗi nhồi nhét quá nhiều keyword vào văn bản.
Muốn làm tốt SEO trước hết bạn phải tối ưu hóa Content nếu muốn Google tìm thấy nội dung của mình trên trang 1 hay top 3 kết quả tìm kiếm. Nhưng, đó không chỉ là về từ khóa – hay SEO như một khái niệm đơn lẻ nữa. Đối với tất cả các nhà tiếp thị, Content marketing nên là trọng tâm đầu tư của họ cho tiếp xúc trực tuyến sẽ cung cấp kết quả thực sự.
Cách kết hợp Content Marketing và SEO tối ưu nhất
Cách kết hợp Content Marketing và SEO chính là bài toán làm thế nào để tạo ra nội dung được hữu ích, có liên quan để thu hút khách hàng mục tiêu doanh nghiệp của bạn và khiến họ quay lại để biết thêm. Vì Google ngày càng xem trọng việc đánh giá chất lượng nội dung dựa trên trải nghiệm người dùng cho nên hãy khai thác chủ đề và viết nội dung hấp dẫn mà độc giả mục tiêu của bạn sẽ quan tâm nhất. Nếu nội dung của bạn được yêu thích thì Google cũng sẽ đánh giá cao nó.
Việc tạo nội dung từ bài viết blog đến các trang web và video, nên tập trung vào những gì khán giả của bạn muốn và cần nếu bạn muốn làm tốt trong SERPs (Search Engine Results Page). Google chắc chắn đánh giá cao các trang web xuất bản nội dung dễ đọc và tối ưu hóa chính xác: nó tiết kiệm thời gian thu thập dữ liệu của họ và hiển thị hiệu quả, sẵn sàng xếp hạng ngay lập tức. Hãy nói về những nguyên tắc cơ bản sẽ giúp bạn tối ưu hóa Content Marketing trực tuyến của mình cho SEO
Thứ nhất, bạn phải tạo được các nội dung chất lượng nhất để làm tăng lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic ), khiến người dùng ở lại website của bạn lâu hơn và tiếp tục ghé thăm nhiều lần nữa, thậm chí còn chia sẻ nó cho những người xung quanh.
Thứ hai, nội dung Content Marketing nói chung và SEO nói riêng phải chứa từ khóa chính. Hãy nhớ rằng nội dung của bạn có hay đến đâu cũng đều sẽ trở nên vô tác dụng nếu nó không trả lời được những truy vấn của khách hàng, thể hiện qua keyword. Hãy sử dụng các công cụ như Google Analytics hay Google Trends để tối ưu hóa kết quả.
Thứ ba, trong SEO chất lượng được đặt lên trên số lượng. Các thuật toán của Google ngày càng được hoàn thiện để phát hiện và loại bỏ các nội dung rác, nội dung kém chất lượng. Một bài viết có trung bình 2.138 từ sẽ có tốc độ tăng traffic nhanh nhất. Vậy nên, thay vì viết 10 bài “dở dở ương ương” thì hãy tập trung toàn lực vào một bài viết thật tốt.
Thứ tư, đừng bỏ quên mục Q&A trên trang website. Đây là cách tìm hiểu khách hàng tốt nhất, góp phần trả lời câu hỏi đã làm đau đầu biết bao người làm Marketing: Tại sao các khách hàng tiềm năng lại không trở thành các khách hàng thực tế.
Thứ năm, chú ý đến việc chuyển đổi gián tiếp. Bằng cách tạo ra một blog thật sự chất lượng, có ích cho người đọc, giúp họ giải quyết các vấn đề, họ sẽ có ấn tượng với website và thương hiệu của bạn. Theo các nghiên cứu về Content Marketing, trung bình sau khoảng 3 lần ghé thăm trang web, khách hàng sẽ quyết định sử dụng sản phẩm.
Xây dựng content theo hành trình của khách hàng
Làm thế nào để biết khách hàng đang tìm kiếm thông tin gì và những nội dung nào sẽ hấp dẫn họ? Một phương pháp đơn giản nhất đó chính là dựa trên Customer Journey.
Hãy “nhập vai” khách hàng để hiểu họ nghĩ gì và có thể thiết kế được một bộ câu hỏi và trả lời ứng với mỗi giai đoạn trong hành trình. Xem ví dụ dưới đây:
Giai đoạn nhận thức:
- Vấn đề bạn đang gặp phải và cố gắng tìm cách giải quyết là gì?
- Bạn có đang tìm một sản phẩm hay dịch vụ nào để giải quyết vấn đề đó không?
- Những mục tiêu hay thách thức bạn đang có?
- Những thông tin nào được đánh giá là có ích?
Giai đoạn Đánh giá và So sánh:
- Những bước bạn đã làm để nghiên cứu vấn đề của bạn?
- Những tiêu chí nào bạn đã sử dụng để so sánh sản phẩm / dịch vụ?
- Có giải pháp nào nổi bật hơn không? Tại sao?
- Những thông tin hoặc tài nguyên như thế nào sẽ có ích?
Giai đoạn Quyết định:
- Tại sao bạn quyết định hành động?
- Các tiêu chí quyết định quan trọng nhất là gì?
- Điều gì thúc đẩy bạn làm x, y và z?
- Những gì một ví dụ về một kinh nghiệm tiêu cực bạn có với một thương hiệu?
- Có ai khác tham gia vào việc đưa ra quyết định cuối cùng không?
Sau khi tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên, hãy xây dựng xây dựng sợi dây liên kết bằng cách điều chỉnh trải nghiệm của khách hàng với đúng loại nội dung và sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Thiết lập chiến lược từ khóa SEO
Dưới đây là 3 công cụ giúp bạn xây dựng chiến lược từ khóa phổ biến nhất.
Thiết lập chiến lược từ khóa với Google Keyword Planner
Bước 1: Sở hữu tài khoản để đăng nhập sử dụng
– Hãy truy cập vào liên kết này: https://adwords.google.com/KeywordPlanner
– Chọn “Đăng Nhập” và sử dụng tài khoản Gmail của mình để đăng nhập sử dụng.
– Chuyển đổi sang tiếng Việt (nếu có nhu cầu) bằng thao tác sau: My Account (chuyển sang tab mới) >> Data & Personalization (góc trái) >> General preferences for the web (kéo xuống) >> Language >> chọn Vietnamese.
Bước 2: Set up campaign quảng cáo
Đây là phần quen thuộc cho các nhà quảng cáo sử dụng Google Adwords. Nếu bạn không có nhu cầu chạy quảng cáo, bạn có thể bỏ qua bước nhập giá quảng cáo, tên website và thông tin ngân hàng, nhập thông tin cơ bản và đến ngay với phần nghiên cứu từ khóa.
Bước 3: Research từ khóa
– Chọn Công cụ > Công cụ lập kế hoạch từ khóa ở góc trên
– Chọn “Tìm từ khóa mới” nếu bạn muốn nhận keyword tiềm năng cho website của bạn, hoặc mở rộng vốn keyword cần chạy dựa trên keyword sẵn có.
– Chọn “Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm” nếu bạn muốn được cập nhật bảng dự báo từ khóa trong quá trình chạy quảng cáo, SEO.
Bước 4: Nhập thông tin, hoàn tất bộ keyword final
Nếu bạn chọn “Tìm từ khóa mới” ở bước 3, hãy làm theo các bước sau
– Copy bộ từ khóa bạn cần research nếu bạn đã có bộ keyword đề xuất, hoặc bạn copy URL website vào nếu bạn muốn tìm kiếm keyword tiềm năng. Bước này Mona Media sẽ copy URL để tìm từ khóa tiềm năng cho website.
– Công cụ sẽ hiện ra hàng loạt từ khóa tiềm năng cùng các chỉ số lần lượt như số lần tìm kiếm, cạnh tranh, tỷ lệ hiển thị quảng cáo, giá đấu thầu (min-max)… Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh thời gian ở phía trên góc trái màn hình, giúp bạn theo dõi số liệu chính xác hơn.
– Bạn có thể lọc thêm các từ khóa thông qua bộ lọc đơn giản như hình dưới đây. Mỗi bộ lọc sẽ giúp bạn tạo nên những nhóm từ khóa (Ad Group) để bạn dễ quản lý từ khóa hơn trong cả SEO và chạy Google Adwords.
– Ngoài ra, ở phía bên trái màn hình có nút “Vị trí”, giúp bạn có thể Research Keyword theo vị trí địa lý nhằm tăng hiệu quả Local SEO hơn.
Thiết lập chiến lược từ khóa với Ahrefs.com
Ahrefs.com cho phép phân tích từ khóa với mức phí rẻ nhất khoảng 100 USD/tháng. Đây là một trong những công cụ tiêu chuẩn, được không ít nhà quảng cáo sử dụng hiện nay. Ahrefs giúp bạn tiếp cận nhiều thông tin chi tiết về từ khóa như:
– Độ khó của từ khóa: Tính theo lịch sử liên kết dẫn về các website đang top 10 tìm kiếm của Google. Từ khóa càng nhiều liên kết trên sẽ có độ khó càng cao. Bạn phải thực hiện số lượng liên kết dẫn về trang với từ khóa này nhiều hơn số lượng trên để có thể lọt vào top 10 Google.
– Lưu lượng tìm kiếm: Tính theo lượng tìm kiếm của người dùng với các từ khóa (tương tự như Google Keyword Planner).
– Tỷ lệ click trả tiền/tự nhiên: Chỉ số cho thấy từ khóa này có phải bỏ tiền để tăng hiệu quả quảng cáo không. Chỉ số càng cao tức bạn phải bỏ nhiều tiền hơn cho quảng cáo so với SEO thông thường.
– Tỷ lệ click / không click: Tỷ lệ này càng cao, từ khóa ấy càng có lượng chuyển đổi tốt, từ đó tạo tiền đề cho hy vọng “chốt đơn” thông qua các từ khóa này.
Đánh giá sơ bộ
– Ưu điểm: cung cấp số liệu chi tiết về từ khóa.
– Nhược điểm: chi phí cao
Thiết lập chiến lược từ khóa với Keyword.io
Keyword.io cho phép bạn dùng miễn phí và trả phí. Nếu bạn chỉ có nhu cầu mở rộng lượng từ khóa, bạn có thể chỉ cần dùng miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đầy đủ thông tin hơn như lượng tìm kiếm, tỷ lệ chuyển đổi…, bạn có thể bỏ ra tầm 30-50 USD/tháng để theo dõi các số liệu trên.
Đánh giá sơ bộ:
– Ưu điểm: Có thể dùng miễn phí, mở rộng vốn từ khóa dễ dàng, có hỗ trợ từ khóa trên Youtube.
– Nhược điểm: Dùng miễn phí thì không theo dõi được chỉ số từ khóa, muốn tải list keyword phải đăng nhập mới được.
Tìm kiếm ý tưởng content
Nếu là người mới bắt đầu viết content SEO, chưa biết những nội dung nào đang được quan tâm và được truy vấn nhiều thì hãy quay lại với bảng kế hoạch từ khóa ở trên. Những từ khóa có lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng cao nhất chính là chìa khóa gợi mở cho bạn.
Nếu bạn đã hoặc đang chạy các chiến dịch SEO thì nên xem kết quả đo lường để chọn ra nội dung nào được người xem yêu thích nhất. Các công cụ như Google Analytics, Ahrefs Content Explorer hay BuzzSumo đều có thể giúp bạn làm điều này. Sau đó, tiếp tục đi sâu vào những nội dung tương tự hoặc cải thiện nội dung sẵn có là giải pháp tốt nhất.
Tóm lại, một người đang muốn trở thành chuyên gia nội dung trên Digital thì ngoài am hiểu về Content Marketing thì còn phải biết cách kết hợp nhuần nhuyễn với SEO để tối đa hóa sức mạnh nội dung của bạn, mang lại chuyển đổi khách hàng và giá trị cho website.
Media Gyancy với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Content Marketing đã và đang không ngừng tạo ra các nội dung chất lượng giúp đẩy mạnh nội lực cho rất nhiều website của các khách hàng đã ngành nghề.
Liên hệ Media Gyancy ngay hôm nay để được tư vấn giải pháp giúp hàng ngàn từ khóa và thông điệp của bạn xuất hiện trên top 1 tìm kiếm của Google!