Shopee được xem như là miền đất hứa cho các nhà bán hàng, đây là một môi trường có tính cạnh tranh cao vì nó đem lại nhiều lợi ích cho thương hiệu của bạn.
Để kinh doanh bền vững trên sàn Shopee, bạn cần phải thử nghiệm nhiều chiến dịch, trong đó không thể thiếu cánh tay phải đắc lực là Quảng cáo Shopee. Công cụ đã có rồi nhưng để chạy quảng cáo hiệu quả thì lại là một chuyện khác. Hãy cùng theo chân Media Gyancy tìm hiểu về 4 lỗi thường gặp và cách khắc phục để chiến dịch của bạn được hiệu quả.
Table of Contents
1. Không nghiên cứu từ khóa
Không nghiên cứu từ khóa dẫn đến chưa chọn đúng từ khóa phù hợp và sử dụng quá ít từ khóa khiến chiến dịch của bạn tụt lại phía sau. Trước khi chạy quảng cáo, bạn cần biết quy trình người dùng là khi phát sinh nhu cầu mua hàng tại Shopee, người mua sẽ vào app tìm theo từ khóa, Shopee sẽ trả lại kết quả là các sản phẩm phù hợp, trong đó các sản phẩm quảng cáo thường nằm ở vị trí đầu tiên, nếu ngay từ bước đầu bạn đã không chú trọng đến thì rất có thể chiến dịch của bạn sẽ thất bại.
Trong 3 loại quảng cáo Shopee thì quảng cáo tìm kiếm là hình thức được phổ biến nhất, nơi tập trung đem lại nhiều lợi nhuận cho cửa hàng của bạn. Vì thế khí nghiên cứu đúng từ khóa, nhà bán hàng sẽ tiếp cận đúng tệp khách hàng mà mình nhắm chọn
Giải pháp cho bạn là hãy tìm kiếm từ khóa dựa trên thanh tìm kiếm Shopee và thử chạy một số từ khóa để kiểm tra, tiếp đến hãy theo dõi hiệu quả của từ khóa đó sau đó mới sử dụng làm từ khóa chính xác.
Ví dụ: Bạn muốn chạy chiến dịch cho từ khóa Ốp lưng, bạn cần lên thanh tìm kiếm gõ Ốp lưng và lọc ra các từ khóa Shopee gợi ý chạy test thử và kiểm tra độ tương tác.
2. Chưa tối ưu sản phẩm trước khi chạy quảng cáo
Các yếu tố quan trọng giúp quảng cáo Shopee hiệu quả không thể không kể đến việc tối ưu sản phẩm, giúp sản phẩm có thứ hạng tốt khi tìm kiếm và đem đến nhiều tỷ lệ chuyển đổi cao. Việc tối ưu sản phẩm sẽ được chia thành các bước nhỏ sau:
- Tối khóa chính hãy ưu tiên để ở phía đầu và từ khóa chính của sản phẩm chạy quảng cáo cần có tỷ lệ lặp lại trong phần mô tả sản phẩm, giúp tối đa hóa tỷ lệ hiển thị khi khách hàng có những truy vấn liên quan.
- Tối ưu cho tên, hình ảnh và nội dung sản phẩm phải rõ ràng, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua
- Sản phẩm cần có lượt truy cập đều đặn, do vậy với một sản phẩm mới, các nhà bán hàng cần kéo thêm lượt traffic từ các kênh ngoài sàn như Facebook, Instagram, v.v. Hãy thử nghiệm với chiến dịch CPAS để làm trợ thủ đắc lực trong chiến dịch của bạn.
- Sản phẩm cần có lượt mua và lượt đánh giá phù hợp, vì, họ sẽ không đặt niềm tin của mình vào một sản phẩm chưa có bất kì lượt mua hay lượt đánh giá nào, dù cho quảng cáo của bạn có nằm ở top 1 tìm kiếm đi chăng nữa.
Vậy giải pháp ở đây là gì? Nếu chưa có đánh giá, bạn cần nhờ anh chị em bạn bè và tặng phiếu giảm giá để khuyến khích họ ủng hộ mình khởi nghiệp, từ đó để lại những lượt đánh giá chi tiết về sản phẩm của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các nhóm review để với giá ưu đãi.
3. Chạy quảng cáo Shopee mà không tính tới chi phí chuyển đối
Rất nhiều nhà bán hàng không tính tới chi phí quảng cáo Shopee cho 1 lượt chuyển đối, cụ thể hơn là chi phí cho 1 sản phẩm bán ra từ quảng cáo.
Ví dụ: Sản phẩm A của nhà bán hàng có giá bán 60.000 đồng, giá vốn là 30.000 đồng thì đây là sản phẩm đem lại doanh thu chủ lực. Nhưng khi bán trên sàn và sử dụng gói Freeship Extra, sản phẩm A sẽ mất khoảng 8% cho Shopee là 5.000 đồng. Như vậy nếu không tính tới các chi phí khác như đóng gói, nhân công thì sản phẩm A chỉ còn lãi khoảng 25.000 đồng. Khi chạy quảng cáo lâu dài có lãi thì chi phí chuyển đổi cho 1 sản phẩm A bán ra từ chạy quảng cáo phải < 25.000 đồng.
Giải pháp là bạn cần thống kê thêm các chi phí phụ như đóng gói, nhân công, thuế, v.v. để cân đối được chi tiêu cho quảng cáo. Nếu chi phí chuyển đổi quá lớn dẫn tới không có lãi thì về sau sản phẩm A sẽ không thể cạnh tranh.
4. Không tối ưu chiến dịch quảng cáo Shopee lâu dài
Một khi đã lên chiến dịch quảng cáo sản phẩm tại Shopee, bạn cần tối ưu từ khóa theo thời gian để bạn có cái nhìn chi tiết thay vì chỉ xem kết quả trên Shopee.
Cách để bạn tối ưu từ khóa trên Shopee:
- Đầu tiên, bạn truy cập vào chiến dịch quảng cáo tìm kiếm, lọc dữ liệu theo thời gian, sau đó ấn vào Tải dữ liệu.
- Dữ liệu tải về là một file Excel, từ đó bạn sử dụng tính năng Lọc (Filter) trong Excel để lọc ra từ khóa có lượt chuyển đổi cao.
- Cuối cùng chọn Sort A-Z các từ khóa vừa lọc để gom các từ khóa chính. Bộ từ khóa chính đó sẽ được sử dụng để lên chiến dịch quảng cáo lâu dài.
Nếu tiếp tục tìm hiểu kỹ từ khóa bằng cách xuất file Excel hàng tháng, chắc chắn một nhà bán hàng mới sẽ có kinh nghiệm nhất định giúp tối ưu hóa từ khóa quảng cáo Shopee lâu dài.
Trên đây là tổng hợp 4 sai lầm khi chạy quảng cáo Shopee mà bạn sẽ gặp phải. Hy vọng những chia sẻ trên của Media Gyancy sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và thực hiện chiến dịch một cách suôn sẻ. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!
Mời bạn tham khảo thêm:
4 Lỗi khiến quảng cáo Shopee không hiệu quả. Mẹo hay khắc phục ngay cho cửa hàng của bạn
Quảng cáo Shopee là gì? Giải pháp hiệu quả để tăng doanh thu cho cửa hàng của bạn
CPAS là gì? Cách đo lường mô hình quảng cáo Facebook dành cho bạn